Ngôn ngữ @ hay mật mã @?


vCl]`])iF_µ`/vµº][" ][º]".......!!!! --> Cái gì vậy ta?
Trong thời gian vừa qua, một số báo chí ở trong nước đề cập đến một loại ngôn ngữ mà ta tạm gọi là ngôn ngữ @. Cũng phải nói ngôn ngữ này khá đa dạng, ban đầu sử dụng qua chat, rồi sử dụng tại các diễn đàn và dần lan sang blog (ấy là chưa nói đến ngôn ngữ được đem ra áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày đấy nhá).



Ngôn ngữ @
Trong các ngôn ngữ trên, có lẽ ngôn ngữ blog là một thứ ngôn ngữ biến dạng nhất, thay đổi từng chi tiết của các chữ cái Việt. Ví dụ:

- Chu’ d4~ x3m bl0g cu4 nh0? N4`i chu4, e0` p3’ n4y` hoj* bj d4ng’ y3u (dịch là: chú đã xem blog của nhỏ này chưa, èo bé này hơi bị đáng yêu).

- 4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj (dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi).

...

Để đọc và hiểu được ngôn ngữ của thế hệ @, chắc một số bạn sẽ rất vất vả, khi phải vận dụng toàn bộ khối óc để tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích sâu xa, suy luận... Các chữ cái trong tiếng Việt đã được 9X sử dụng thay thế bằng con số và chữ khác, ví như hình dáng của chữ A trông hơi giống số 4, chữ E với số 3, chữ I thay bằng J... (Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại đây)

Nhưng các bạn đừng tưởng thế là đã hết... Nhầm to... Đấy là chuyện của năm 2007 trở về trước, còn năm nay, 2008 rồi, 9X đã cải tiến... và... cho ra đời một loại ngôn ngữ @ version 2 hay còn gọi là...

Mật mã @


.....vCl]`])iF_µ`/vµº][" ][º]".......!!!!

(º" ][†|µ][(¬? ])]F_µ` †† |Cl† §µ ]<º ††|F_? 3]F_†" †Pvµº(" ])(. 3º]~ (Cl]" v]F_][~ (Cl][† |? ]<†|] ])º" ])]F_][~ PvCl v/Cl" †|ºCl][` †|Clº? , v/Cl" ]) F_]º ]<†|]F_][" PvF_ ]_Cl]v[` †µº][(¬? §F_~ (º" 1 ]v[º]" †]][†| ])Cl]` ]_Clµ.†|Cl] ][Cl]v[ (µ][(¬~ ]_Cl` 1 ]<†|ºCl][(¬~ ††|º]` (¬]Cl][ v/Cl" ])Cl]`.PvF_ ††|Cl† §µ ]v[Cl][~ ][(¬µ¥][ /º]" ])] F_µ` ][Cl¥`.][†|µ][(¬ /vº] ††|µ" (†|Cl][(¬~ 3Clº (¬]º` "3Cl][(¬` ]º†|Cl][(¬?" (Cl~.][†|µ][(¬~ ]<†|º" ]<†|Cl][,(µ][(¬`(µ(,] [†|~ 3] v/Cl][,])Clµ ]<†|º~,/vCl†" ][]F_/v` †]][ ,][†|~ ]_º †ºCl][ , /vCl†" /vCl†" vCl` (µº]" (µ][(¬` ]_Cl` ][†|~ (¬]º† ] [µº(" /vCl†" ]_Cl` ][†|µ][(¬~ ])]F_µ` ]_µº][ (¬Cl][" ]_]F_][` vº]" /vº]~ (º][ ][(¬µº]`.(º" Cl] ])º" ][º]" PvCl][(¬` "(†|]? ] <†|] ][Clº` 3Cl][ ])Clµ ]<†|º? ])F_][" 99% ††|]` ]_µ(" ])º" 3Cl][ §F_~ ])º][" ][†|Cl][ ])( 1% ][]F_/v` †|Cl][†| ]º†|µ(" vCl" /vº]" †|]F_µ? ])( (¬]Cl" †Pv] ])](†|" ††|µ( ºF (µº( §º][(¬".(† |Cl][(¬? ]_F_~ (§ ††|Cl† §µ ][(¬†|]F_† ][(¬Cl~ ])F_]["][†|µ vCl¥? ][(¬Cl¥ ]_µ(" ][Cl¥" ])Cl¥ PvF_ (Cl/v? ††|Cl¥" /v]][†|` 3Cl†" ]_µ( , ¥F_µ" ])µº]",††|]F_µ" 3Cl][? ]_]][†|~ ]<†|] ]<†|º][(¬ ††|F_? ]_º ]_Cl][(¬" (†|º F_/v ][†|µ ][(¬µº]` ]<†|Cl(". PvF_ ]<º ††|F_~ º~ 3F_][ (Cl][†| ])F_~ Cl][ µ]~ F_/v,]_º ]_Cl][(¬" (†|º F_/v /vº] ] [(¬Cl¥`,PvF_ (†|]? (º][` 3]F_†" /]F_†" F_][†Pv¥,†Cl†" (Cl? ][] F_/v` †]][ PvF_ ])F_µ` ])Cl† /Clº` ][†|µ][(¬~ F_][†Pv¥ ][†|µ † †|F_" ][Cl¥`.... (º" ]_F_~ PvF_ ]º†|Cl]~ † PvCl][†|" /vCl† F_/v (Cl][(¬` ><† |F_]º" ]_º][(¬` ]_Cl] (†|Cl][(¬?... (Cl]" §µ¥ ][(¬†|]~ "]<† |] F_/v (Cl][(¬` (¬Cl][` (¬µ]~ Cl][†|,††|]` Cl][†| §F_~ (Cl][(¬` ]_Cl/v` ]<†|º~ F_/v †|º][" (µ" ])Cl][` /Cl†. PvF_,PVF_ ])Cl] [(¬ ][(¬º` /µ(. /F_` †]][†|` (Cl/v (¬]µCl~ 2 ])µCl" ,PvF_ (Cl/v~ ††|Cl¥" /v]][†| ††|Cl† §µ ]<º ><µ][(¬" ])Cl][(¬" ])F_~ ])F_][" /º]" F_/v. PvF_ §º PvCl][(¬` PvF_ (Cl][(¬` ]µ F_/v ††|]` F_/v §F_~ ][(¬†|]~ PvF_ ††|µº][(¬ †|Cl] F_/v.§º ]_Cl/v".††|Cl† §µ PvCl†" §º. PvF_ ]º†|Cl]~ ]_Cl/v` § Clº?????/Cl` 3]F_†" ])F_][" 3Clº (¬]º` PvF_ /vº]" ])º][" ][†|Cl] [ ])( 1% ][]F_/v` ††|Cl][†| ]º †|µ(" ]<]Cl ....†|Cl¥ ]_Cl` (µ" "])Cl] [†|" (µº(" /º] §º ]º†|Cl][...????????? Ối trời, nhìn kiểu này thì cứ phải gọi là siêu mật mã. Nếu ai chưa biết thì đọc thử đoạn "dịch" này đi: ...Vài điều muốn nói..

Có những điều ko thể bít trước được, bởi cái viễn cảnh khi đó diễn ra quá hoàn hảo, quá đẹp khiến lầm tưởng sẽ có 1 mối tình dài lâu, 2 năm cũng là 1 khoảng thời gian quá dài, thật sự mãn nguyện với điều này. Nhưng mọi thứ chẳng bao giờ "bằng phẳng" cả. Những khó khăn cùng cực, những bi quan, đau khổ, mất niềm tin, những lo toan, mất mát... Cuối cùng là những giọt nước mắt, là những điều luôn gắn liền với mỗi con người. Có ai đó nói rằng: "Chỉ khi nào bạn đau khổ đến 99% thì lúc đó bạn sẽ đón nhận được 1% niềm hạnh phúc... mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng lẽ thật sự nghiệt ngã đến như vậy?

Ngay lúc này đây, cảm thấy mình bất lực, yếu đuối, thiếu bản lĩnh khi không thể lo lắng cho em như người khác, không thể ở bên cạnh để an ủi em, lo lắng cho em mỗi ngày, chỉ còn biết viết entry, tất cả niềm tin đều đặt vào những entry như thế này.

Có lẽ phải tránh mặt em càng xa càng tốt.

Đã đến lúc khép lòng lại chăng?

Cái suy nghĩ "khi em càng gần gũi anh, thì anh sẽ càng làm khổ em hơn" cứ dằn vặt, đáng ngờ vụt về tình cảm giữa 2 đứa, cảm thấy mình thật sự không xứng đáng để đến với em.

Sợ rằng càng yêu em thì em sẽ nghĩ thương hại em, sợ lắm. Thật sự rất sợ.

Phải làm sao??? Và biết đến bao giờ mới đón nhận được 1% niềm hạnh phúc kia.

Hay là cứ "đánh cược" với số phận??????

Đỡ được không??? Không biết sau bao lâu nữa thì OnlyU và các bạn không thể đọc được con em mình viết cái gì với cái xu hướng biến dạng kiểu này nữa.

Bạn nào cung cấp được bảng chữ cái này hoặc chỉ nguyên tắc của "mật mã" không?

BONUS: BẢNG "MẬT MÃ @"

Sau một hồi vật lộn, tớ cũng đã xây dựng lại Bảng chữ cái "mật mã @" (Bảng mật mã 9X), xin chia sẻ cùng các bạn.
A = Cl
B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225)
C = (
D = ])
E = F_
G = (¬ (¬ = Alt + 170)
H = †| († = Alt+0134)
I = ]
K = ]<
l =" ]_"
m =" /v"
n =" ]["
o =" º" 248 =" Alt+0186)"
p =" ]º"
qu =" v/"
r =" Pv"
s =" §"
t =" †"
u =" µ"
v =" v"
w =" v/"
x =" "><
y =" ¥">

Ghi chú:
1. Để gõ các ký tự ASCII, các bạn có thể dùng tổ hợp phím "Alt + Số ở bảng Num Lock" (nhớ bật sáng đèn Num Lock) hoặc dùng tính năng Insert Symbol trong Microsoft Word.
2. Sử dụng dấu câu (nếu cần) sau mỗi từ.

(trích từ www.cosvn.blogspot.com)
-->đọc tiếp...

một số kinh nghiệm và thủ thuật để typing 10 ngón fastest

Dạo này do mắc cái bệnh ngủ chiều chết tiệt, hum nào cũng ngủ từ 1h chiều đến 6h tối nên chả làm gì được, bận quá, hum nay tranh thủ cố gắng không ngủ post tys kinh nghiệm về đánh 10 ngón chia sẻ cho anh em :D

Thứ 1: Phải hiểu kỹ thuật của gõ 10 ngón, những ngón nào có nhiệm vụ đánh những phím nào, sau đây là 1 số những kỹ thuật cơ bản nhất:
trên bàn phím nhà sản xuất 2 phím "F" và "J" các bạn có bao giờ tự hỏi là kể cả ở những bàn phím máy bàn ở nhà rất classic đến cái laptop rất chi là technolony tại sao lại có 2 cái lồi lên không, 2 phím đó có trách nhiệm giúp cho các bạn không cần nhìn bàn phím mà trong đêm tối chỉ cần sờ vào bàn phím là đánh được, vì khi đánh 10 ngón đảm bảo phải không bao giờ được nhìn vào bàn phím, nên không cần nhìn bàn phím :( vẫn có thể biết được tay mình để thế nào để đánh được 10 ngón,
đầu tiên là ngón trỏ trái sẽ sờ lên bàn phím, khi đó sẽ thấy cái lồi trên nút "F" và sau đó ngón giữa sờ vào phím "D" và ngón đeo nhẫn trái sờ vào phím "S" và ngón út sờ vào phím "A"
tiếp theo tương tự như thế tay phải sẽ sờ được các phím "J" "K" "L" ";"
ngón út sẽ đánh phím "Q" "A" "Z", ngón đéo nhẫn trái đánh "W" "S" "X", ...,
và tương tự cho các ngón khác, riêng 2 ngón trỏ trái và trỏ phải thì đánh 2 hàng tức là trỏ trái đánh "R" "F" "V" "T" "G" "B" và trỏ phải đánh "Y" "H" "N" "U" "J" "M"
các bạn có thể sử dụng chương trình tập gõ 10 ngón mà ngày xưa mình tập rất tốt và hay: "Typing Master Pro" có thể seach trên google.
Thứ 2: Chăm hay không bằng tay quen, sau khi mà thông thạo về cách gõ cơ bản thì cần tập thật nhiều để gõ được nhanh hơn, chúng ta cứ gõ nhiều là sẽ cải thiện được dần tốc độ
Thứ 3: 1 số thủ thuật để đánh nhanh:
- Trong cuộc thi gõ 10 ngón mình thằng được bạn hiếu là nhờ có 1 thủ thuật rất lớn mới có thể chiến thắng tuyệt đối được mà cu Hiếu cứ ngơ ngác lên ko hiểu sao Phan Lê (RJ) lại đánh nhanh và pro đến thế =)) thiệt ra là đã sử dụng 1 các rất hay để tiết kiệm số phím cần phải đánh: sau đây là 1 ví dụ cụ thể các bạn có thể tham khảo, sẽ giúp đánh rất nhanh:
Giả sử với chữ "Người", bạn Hiếu sẽ đánh là N G U W O W I F, nhưng mình chỉ cần đánh N G U O W I F, như thế là đã tiết kiệm được 1 lần phím W tỏng 1 đoạn văn sẽ tiết kiệm được nhiều, hoặc với từ "mứt" mình chỉ cần đánh là "M W T S" như thế là tiết kiệm được 1 làn đánh phím U, cứ 1 đoạn các bạn làm như mình thì sẽ chỉ cần đánh 4/5 hoặc 3/4 đoặn văn thôi =)) đây là 1 thủ thuật rất hay phụ thuộc vào khả năng vận dụng của các bạn
- Không bao giờ được nhìn bàn phím dù chỉ 1 lần, với khi nhìn bàn phím tốt nhất chúng ta nên nhìn vào màn hình để sửa luôn khi bắt đầu sai.
- với 1 văn bản dài thì tốt nhất là đánh song rồi hẳn chỉnh to nhỏ, căn giữa, đánh song hết rồi chỉnh, như thế sẽ nhanh hơn nhiều lần: kinh nghiệm này là mình học được từ 1 người dạy mình gõ 10 ngón và sử dụng word ngày xưa khi đánh nhiều, mình chỉ cần đánh 1 trang toàn chữ trong vòng khoảng dưới 5 phút, bây giờ chắc là ít đánh nên không thể nhanh bằng xưa được :D

Chúc các bạn tập gõ 10 ngón tốt nhé ;) cả nhóm ComBat sẽ đánh 10 ngón và nhanh vù vù để thuật tiện cho việc tốt chứ không phải là lấy 2 ngón cò mổ như thằng jay :(
-->đọc tiếp...

Những dịch vụ trực tuyến hữu ích:

Zigtag:

 


 

Thông qua dịch vụ này (yêu cầu phải đăng ký), bạn có thể dễ dàng tag (đánh dấu) một trang web yêu thích và chai sẽ chúng với bạn bè cũng như những người khác cùng tham gia vào Zigtag. Đến với Zigtag, bạn có thể khám phá được thêm nhiều trang web mới lạ và hấp dẫn từ tất cả mọi người sử dụng Internet.

 

 



Là dịch vụ (yêu cầu phải đăng ký) cho phép bạn lưu lại địa chỉ và nội dung trang web trực tuyến và chia sẻ chúng với những người khác. Đây là cách hữu ích để bạn ghi nhớ những trang web hay và những nội dung cần lưu ý mà không phải mất thời gian để tìm kiếm chúng khi cần thiết.

 

Phạm Thế Quang Huy

-->đọc tiếp...

Chơi đàn ghita (2)

Cây đàn ghita có cần được chia thành từng ô gọi là phím. 
Đầu tiên chúng ta sẽ tập bấm phím bằng tay trái. Lấy dây 1 làm thí dụ: 

Để buông chúng ta có nốt Mì, ngón trỏ tay trái bấm vào phím đầu tiên của dây 1, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà. 

Nhả ngón trỏ ra, lấy ngón giữa bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1, chúng ta sẽ có nốt Fà thăng (Fà thăng là thế nào phần sau chúng ta sẽ nói). 

Tiếp tục nhả ngón giữa ra, lấy ngón áp út bấm vào phím tiếp theo, dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol. 

Nhả ngón áp út ra, lấy ngón út bấm phím tiếp theo (hơi khó đấy), dùng ngón cái bật dây 1 chúng ta sẽ có nốt Sol thăng. 



Bài tập 2: 

Bây giờ các bạn tập như phần trên đã nói, dùng 4 ngón của bàn tay trái lần lượt bấm các phím của dây 1, mỗi lần bấm dùng ngón cái bật dây 1 sao cho tiếng kêu không bị tắc, 4 lần bấm và đánh đều nhau là được. 

Bài này tập khoảng 30 phút đến 1 giờ.
-->đọc tiếp...

Cách chơi đàn ghita (1)

huy biên. Email: huybien@mail.ru 

Trong âm nhạc có 7 nốt: Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si để diễn tả độ cao. 
Và cứ luân phiên nhau như thế chúng ta có thể có các độ cao như sau: 

… Đồ - Rề - Mì – Fà – Sòl – Là – Sì – Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si - Đố - Rế - Mí – Fá – Sól – Lá – Sí … 

7 nốt nhạc theo quy định được ký hiệu như sau: 


Đô – C, 

Rê – D 

Mi – E 

Fa – D 

Sol – G 

La – A 

Si – B 


Cây đàn ghita của chúng ta có sáu dây, khi ôm đàn không bấm gì cả tính từ trên xuống dưới sáu dây đó sẽ tương ứng với: Mì – Là – Rê – Sol – Si – Mí. Từ bây giờ chúng ta sẽ quy định 6 dây đó tương ứng là 1, 2, 3, 4, 5, 6. 

Như vậy chúng ta ôm đàn không bấm gì đánh dây 1 ta sẽ được nốt Mì, đánh dây 2 ta sẽ được nốt Là, đánh dây 3 sẽ được nốt Rê , đánh dây 4 sẽ được nốt Sol, đánh dây 5 sẽ được nốt Si, đánh dây 6 sẽ được nốt Mí. 

Nếu chúng ta đánh đàn bằng các ngón của bàn tay phảI thì chúng được quy định như sau: ngón cái đánh 3 dây 1,2,3 bằng cách bật từ trên xuống, ngón trỏ đánh dây 4 bằng cách móc từ dưới lên, ngón giữa đánh dây 5 bằng cách móc từ dưới lên, ngón áp út đánh dây 6 cũng bằng cách móc từ dưới lên. 


Bây giờ chúng ta sẽ có bài tập 1: 

Các bạn tập ôm đàn, tay trái để không không cần bấm gì cả dùng ngón cái bật lần lượt 3 dây 1, 2, 3 tiếp theo dùng ngón trỏ móc dây 4, ngón giữa móc dây 5, ngón áp út móc dây 6 sao cho tiếng kêu của chúng rõ ràng, không bị tắc và đều nhau. 

Bài này có thể tập từ 30 phút đến 1 tiếng là hoàn thành.
-->đọc tiếp...

Góp ý

Tớ chưa đăng bài nào nhỉ ^o^. Sorry mọi người nha. Mà giờ tớ đang giúp Hiếu chỉnh sửa lại blog cho gọn và đẹp mắt hơn, nói chung là cũng tạm được rồi. Nhưng vẫn xin mọi người góp ý cho, chình độ thẩm mỹ của tớ kém lắm với lại không biết gì nhiều về viết blog ai có kình nghiệm gì thì truyền cho tớ với và ai có ý kiến muốn chỉnh sửu cái gì thì cũng lên tiếng nhiệt tình nha. Làm sao để blog của mình thật đẹp thật gọn gàng lại nhiều tiện ích.
Dear!

Spoiler:
Thứ lỗi vì đã spam
-->đọc tiếp...

Trang học về nhạc lý khá hay

-->đọc tiếp...

Học chơi ghita nào

Introduction: Phàm là cái thằng chơi guitar phèng phèng, không thằng nào không nghĩ đến chuyện tán gái. Tán gái nó là một cái gì đó rất tâm hồn, rất vật chất, rất hiện thực mà cũng rất rất ảo ảnh. Tại sao đi sâu vào cái vấn đề gái trước khi nói về guitar, ấy chính là bởi vì muốn dùng guitar để tán được gái cần phải có hai điều kiện cần và đủ là: hoà nhập được với guitar và hoà nhập được với cảm nghĩ cảm xúc của gái. Hai cái này nó bổ trợ tương thích cho nhau không thể tách rời. Có hiểu được gái mới có thể dùng tiếng guitar mà trò chuyện với gái, truy cập thằng vào thế giới nội tâm của gái mà không sợ bất kỳ một fire wall nào.

1. Bí quyết tỉa tót
Khoan hãy nói đến phần hoà thanh đã được đề cập ở trên, trước hết phải nói đến là nghệ thuật tỉa tót của thằng chơi đệm. Cái này làm hút hồn gái nhất, gái mỗi khi nghe tiếng tỉa tót thanh thoát tự nhiên bủn rủn chân tay, hoa hết cả mắt mũi cảm giác như người đánh đàn trước mặt mình cứ như là một hiệp sĩ áo trắng đang dìu mình vào những giấc mơ bay bổng vậy. Muốn tỉa tót cho ra tấm ra cám, có một số nguyên tắc mà các chú mới tập không thể chểnh mảng đó là:
a) Cắt móng tay: Tay trái: hiển nhiên cụt hết móng, bấm sẽ rất thuận tiện và không bị cụt nốt.
Tay phải: Chú ý ngón cái ngón này dùng để chơi nốt bass nên chú nào đánh đàn dây sắt thì chỉ nên để một chút xíu đừng dài quá nếu không tiếng bass khô và đánh vướng, nhưng cũng đừng ngắn quá nếu không tiếng bass sẽ yếu và không đều.
Các ngón khác: trỏ, giữa, áp út để khoảng chừng 0.2 cm nhớ để đều nhau và không để nhọn ở giữa. Có nhọn thì nhọn một chút sang bên cạnh tức là tại điểm 2/3 của móng tính từ trái sang phải.
Kinh nghiệm : Tiếng đàn sau khi mới cắt móng tay là thánh thót nhất, đều đặn nhất. Thế nên chú nào có hẹn đánh đàn cho gái nghe phải tranh thủ đến sớm 5′’ cắt trong lúc chờ!

b) Tỉa phải có điểm nhấn: Nhấn nghĩa là nhấn phách mạnh. cái này quan trọng để làm tiếng guitar mạch lạc, có hồn. Ví dụ:
Slow Rock 4/4 Am
/A0 A2 C1 /E0 C1 A2 /A0 A2 C1 /E0 C1 A2 /A0
Mỗi cái nốt có gạch là đầu của một phách, cần phải dánh mạnh hơn những nốt khác.
Muốn phân biệt đâu là phách mạnh đâu là phách nhẹ, chỉ có mỗi cách là ngồi tự đập nhịp và đếm. Mới đầu khó nhưng chính thế lại tích luỹ kinh nghiệm rất nhanh.
c) Tỉa phải có lúc nhanh có lúc chậm: Cái này tạo sự khác biệt đỡ nhàm chán cho cả đoạn tỉa dài, nhưng nhớ là nhanh thì nhanh vẫn phải đảm bảo nhịp đều đặn.
d) Không bao giờ quên nốt bass ở phách đầu nhịp:
Nếu hết một nhịp mà chú nào quên đánh bass sẽ thấy tiếng đàn tự nhiên chưng hửng, lạc lõng, nghe thấy cô quạnh yếu đuối. Tiếng bass ở cái phách đầu nhịp này nó là cái sự khởi đầu của cái câu nhạc tiếp theo mà nếu thiếu nó người ta cảm tưởng không biết đi đâu về đâu. Ví thế khi luyện nên chú tâm vào cái nốt này thì sau này sẽ có cơ bản rất lớn trong việc chuyển tiếp những câu bass cầu kỳ.

Về đệm hát, có nhiều kiểu đệm lắm. Một thằng chơi Guitar giỏi không phải là một thằng chơi đúng nốt nhạc, đúng bài bản nhạc, chơi một lèo từ đầu đến cuối không sai câu nào. Không phải vậy! Một thằng chơi Guitar giỏi là một thằng biết chơi đúng lúc, biết sai đúng lúc, biết quên đúng lúc, biết dừng đúng lúc, biết bấm “sai” đúng chỗ… Biết nên chơi thế nào và chơi trước ai. Bởi vậy, xét nghĩ cũng giống như cái trò quân sự ấy - biết rõ đối thủ, phân tích thời điểm, ra đòn chuẩn xác. Như vậy tiếng đàn của ta mới thực sự có hiệu lực và đạt kết quả như ý. Ta nên phân ra nhiều trường hợp cụ thể với nhiều cách đệm như sau:

- Đệm phừng phừng_ như mấy chú tá điền bổ củi - kiểu này thường đệm vào những lúc cao trào của những cuộc hội trại, khi mà “một mình giữa bầy sói”, chỉ mình mình với cây đàn giữa một rừng mồm đang gào thét: “nổi lửa lên em… nổi lửa lên em…”

- Đệm thong thả_ khi mà cuộc vui đã vào cuối canh, bọn tá điền “giọng hát to, tay đàn khoẻ” đã mệt mỏi hết rồi. Chỉ còn mình và mấy ả mặt đang nghệt ra, vừa buồn ngủ vừa mệt…

- Đệm trữ tình_ khi chỉ mình mình với nàng… trong một không gian tĩnh mịch, khi mà những thằng phá đám và những con ả xấu xí đã không còn quấy rầy.

- Đệm dụ dỗ_ Khi mình biết rằng ở bên kia bờ tường, có một ả đang vừa… tắm giặt vừa lắng nghe tiếng đàn của mình.

- Đệm lãng mạn_ Khi ngồi trước những ả: Sống nội tâm, yêu mầu tím, ghét sự giả dối, thích hoa bất tử…

- Đệm theo mốt_ khi ngồi trước những con ranh con quần ngố tóc vàng hoe chỉ thích phim hàn quốc và trai hàn quốc…

+ Với trường hợp đệm tá điền ở hội trại, đòi hỏi bạn chỉ cần có một .. sức khỏe phi thường … bởi vì ở trường hợp này, không phải là tiếng đàn của bạn hoà cùng tiếng hát của nó, mà là chúng nó gào rú và bạn phải làm nhiệm vụ đệm theo cho đúng nhịp, đúng giai điệu của chúng nó. Và không nhất thiết phải đúng Gam, bởi vì chúng nó cũng chẳng cần biết bạn đang chơi gam gì đâu…

+ Trường hợp đệm thong thả, khi mà chỉ còn ít người thưởng thức. Trường hợp này thì bạn cần phải chơi quạt chả nhẹ nhàng. Nếu như chơi cho ả nào đó hát solo thì nên dò nốt trước khi nó hát. Tránh trường hợp nó cứ gào một đằng, mình phừng phừng một nẻo, mãi mới mò ra đúng gam thì nó đã hát xong mẹ nó rồi…

+ Trường hợp đệm trữ tình, khi chỉ còn mình mình với ả. Lúc này thì không thể quạt chả phừng phừng được, mất mẹ nó hết sự lãng mạng. Lúc này chỉ nên đệm theo kiểu rải nốt hợp âm . Kiểu rải hợp âm này nó sẽ như từng giọt nước, tí tách… tí tách len lỏi vào sâu thẳm tâm hồn nàng. Đôi khi ngừng lại một vài giây, như thể mình đang bị không gian và thời gian chế ngự… (lúc này thì có thể đưa tay lên ngoáy mũi hoặc nắm lấy tay nàng - tuỳ thời điểm chọn) Những lúc này đôi khi phải đá thêm mấy bản nhạc không lời trữ tình như Rô-măng, lá thư gửi Ê-Ly, hay Triệu bông hồng… Đảm bảo mặt mũi ả sẽ ngu đi, mắt lờ đờ ngây dại, chân tay mềm nhũn ra .

+ Đệm dụ dỗ_ áp dụng khi mình đang ở trong căn phòng ký túc xá chẳng hạn, bên bờ tường bên kia là khu nữ sinh. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi các con giời xôi thịt đã đi ngủ hết… chỉ còn tiếng xào xạc của những cơn gió mùa Thu hiu hắt thổi vào các tán lá cùng với tiếng róc rách nước trong cái chậu thau mà nàng đang… giặt đồ. Những lúc này thì tuyệt đối không thể dùng phương pháp quạt chả, một là sẽ bị bọn cùng phòng úp xô vào đầu mà tẩn vì tội phá vỡ giấc ngủ, hai là giữa trưa yên ả, tiếng gào rú thảm thiết của ta sẽ không khác gì tiếng sói tru nửa đêm. Lúc này cũng chỉ nên rải hợp âm nhè nhẹ, nhưng đôi khi nên có những đoạn cao trào thống thiết, thê lương. Chủ đề thì nên nói đến quê hương, nói đến dòng sông, nói đến cây tre, mái đình… và cố gắng quên đi các khoản nợ ở căn-tin, cố gắng quên đi cái ngứa của căn bệnh ghẻ quen thuộc đang hành hạ cơ thể… hãy chơi thật dịu dàng, cứ như là mình là một người sống nội tâm lắm ấy…

+ Đệm lãng mạn: Kiểu này dành cho những ả thường sống với một tâm hồn… dở hơi. Những ả luôn găm ở cạp quần một hai cuốn sổ thơ tình Xuân Diệu… Với những ả này thì ta nên tỏ một vẻ phớt đời. Tay rải rải vài nốt, miệng lảm nhảm vài câu, mắt nhìn ra xa xăm… quên đi mọi thứ, thờ ơ mọi thứ… cứ như xung quanh ta chỉ toàn ruồi nhặng vậy. Cái ngữ hâm hâm này mà ta tỏ vẻ quan tâm đến nó là hỏng hết mọi việc. Ta phải thể hiện mình là một con người sống với một tâm hồn bao la, một tinh thần bay bổng, lãng mạn. Mà cũng nên chọn những bài phổ nhạc từ các bài thơ quen thuộc như: “..Khung cửa sổ hai nhà cuối phố… chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ…” hay “…em không nghe mùa thu, lá thu kêu xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô…”… và thể nào cái ả này cũng tỏ vẻ hiểu biết thốt lên: “- à, hình như bài này là Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư anh nhẩy!” Lúc này mình nên ngừng tiếng đàn và giả vờ khen lấy một câu: “- Ôi, sao em cũng biết bài này à, em thật lãng mạn đấy!” (thực ra đứa đ'’o nào học qua phổ thông mà chẳng biết)

- Còn kiểu đệm theo mốt_ để phục vụ mấy con tóc vàng hoe, thì tốt nhất là bạn nên học thuộc mấy bài nhạc trong phim hàn Quốc, như bài Forever, Hình bóng đợi chờ, và cả Ếch-chan-tơ nữa (bài này là bài Rô-măng nhưng dùng để quảng cáo nước gội đầu ếch-chan-tơ nên bọn tóc vàng toàn goi là bài ếch-chan-tơ thôi)… và thỉnh thoảng lại buông ra vài câu hát tiếng Anh hay tiếng Hàn (yên tâm, mấy con thuộc dạng này thì tiếng mẹ đẻ còn chưa thõi - huống hồ tiếng nước ngoài. )

…..

Đấy! chỉ sơ sơ vài kiểu đệm như vậy, mọi người tham khảo và ghi nhớ. Và tuyệt đối không nên mắc sai lầm. Mỗi trường hợp sẽ có từng chiêu thức, kỹ thuật riêng để ứng dụng (tôi sẽ nói cụ thể). Nếu bạn tuân thủ đúng như vậy, đảm bảo tiếng đàn của bạn sẽ tăng thêm rất nhiều sức mạnh… Còn chuyện con gái có đổ không, thì chỉ sợ là nó đổ bẹp mẹ nó đàn của mình. Lúc đấy chỉ sợ cong cần (cần đàn ấy), đứt giây (giây đàn ấy), rạn thùng đàn…

-->đọc tiếp...

ComBat Blog Rules.Read if you don't want to waring to your point

1. Use english in this blog. if use vietnamese, warn 1 point/ day
2. Don't fraud point. if you fraud warning 1 point/ first time, 2 point/ twice time, 3 point/ last time.

write all post with: "Nhãn"

if no "Nhãn" warning 1 point.

update last.
-->đọc tiếp...

Gmail 1 số điều chưa biết

Một vài tính năng mới được bổ sung thẳng vào trong GMail, một số tính năng khác vẫn ở dạng “nằm chờ” và chỉ có tác dụng khi nào bạn kích hoạt chúng. Dưới đây là những tính năng rất hữu ích mà bạn nên kích hoạt. Để có thể sử dụng, bạn đăng nhập vào hộp thư GMail, click vào tùy chọn Settings (ở góc trên bên phải), sau đó Click vào mục Labs. Sau mỗi lần kích hoạt (enable) một tính năng, bạn click vào Save Changes để lưu lại tùy chọn.



Dưới đây là những tinh năng mới mà bạn nên kích hoạt:

Truy cập Gmail Offline:



Được coi là chức năng hữu dụng và độc đáo nhất. Cho phép bạn truy cập vào hộp thư Gmail ngay cả khi không kết nối Internet. Để sử dụng tính năng này, đầu tiên, bạn chọn Enable ở tùy chọn Offline. Sau khi Save lại tùy chọn này, click vào mục Offline ở góc phải của cửa sổ Gmail.


Tạm ngừng email đang gửi:



Nếu chẳng may bạn nhấn Send nhưng lại phát hiện ra nội dung emal vẫn cần đôi điều để thay đổi, bạn sẽ có 5s để “sửa chữa sai lầm” của mình. Chỉ việc kích hoạt tính năng này tại tùy chọn Undo Send. Sau khi lưu lại, mỗi khi bạn gửi email, 1 tùy chọn xuất hiện ở trên cửa sổ cho phép bạn nhấn vào Cancel để tạm ngừng việc gửi email và bạn có thể sửa lại nội dung của email này.

Tính năng xem Media:



Với tính năng mới này, bạn có thể xem nội dung của video từ Youtube và hình ảnh từ Picasa hay Flickr mỗi khi bạn nhận được đường link từ 3 dịch vụ này trong email. Chỉ việc kích hoạt (enable) 3 tùy chọn: YouTube previews in mail, Picasa previews in mailFlickr previews in mail.

Google Calendar Gadget:



GMail đã được phát triển hơn nhiều so với một ứng dụng thư điện tử. Kích hoạt Google Calendar Gadget cho phép xem nhanh các sự kiện sắp tới cũng như rất dễ thêm các sự kiện mới trong tuần hay trong tháng.

Chữ ký tùy chọn:



Thông thường, Gmail chỉ cho phép bạn tạo ra 1 chữ ký cho mỗi tài khoản email. Dân Trí đã từng giới thiệu đến bạn cách thức để “tạo chữ ký phù hợp với nội dung trong Gmail”, tuy nhiên giờ đây, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với Random Signature. Tùy chọn này cho phép bạn tạo ra nhiều chữ ký trong Gmail và thay đổi chúng mỗi khi gửi email.

Tạo danh sách Bookmark ngay trong Gmail:



Với tùy chọn này, Gmail sẽ để dành cho bạn một không gian ở cột bên trái để lưu lại những trang web yêu thích, những kết quả tìm kiếm. Điều này cho phép bạn mang theo danh sách Bookmark của mình ở bất cứ đâu và bất cứ máy nào. Chỉ cần kích hoạt tính năng Quick Links trong Gmail là đủ.

Xem cùng lúc nhiều cửa sổ Inbox:



Có bao giờ bạn muốn xem cùng lúc 2 email trong hộp thư của mình để có thể so sánh nội dung giữ chúng. Giờ đây mọi việc trở nên đơn giản hơn với tùy chọn Multiple Inboxes. Sau khi kích hoạt tùy chọn này, một danh sách email sẽ được tạo ra trong Inbox của bạn cho phép bạn xem cùng lúc 2 email từ 2 danh sách riêng biệt.

Phím tắt:



Nếu bạn đã quen với việc dùng phím tắt trên Windows hay ở các phần mềm thì giờ đây, Gmail đã hỗ trợ rất nhiều phím tắt, và cho phép bạn tự mình sắp xếp lại những phím tắt đó sao cho phù hợp. Bạn chỉ việc kích hoạt tùy chọn Custom keyboard shortcuts và sau đó có thể thoải mái tạo những phím tắt sao cho phù hợp với mình nhất.

Trên đây là những tính năng mới mà có thể sẽ rất hữu ích cho bạn. Còn rất nhiều tùy chọn đang trong quá trình thử nghiệm hoặc những tính năng mà chúng tôi thấy rằng chúng không thực sự có tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn cũng có thể kích hoạt chúng trong danh sách các tùy chọn Labs nếu muốn.

Hy vọng, với những tính năng mới này, việc sử dụng GMail sẽ trở nen dễ dàng hơn.

-->đọc tiếp...

Yesterday

Anh em nghe nhạc đừng bật lyric nhá ^^

Yesterday, all my troubles _____ so far away
Now it _____ as thought they're here to stay
Oh I believe in yesterday


Suddenly, I'm not _____ the man I used to be
_____ a shadow hanging over me
Oh yesterday, came _____
Why she, had to go

 

I don't know she __________ say
I said, something _____
Now I long for yesterday

Yesterday, love was _____ an easy game to play
Now I _____ a place to hide away
Oh I believe in yesterday.

-->đọc tiếp...

Sư phụ Ghita của những chàng sinh viên Hà Nội


(SVVN) Trong hơn 40 năm, thầy Thi mù đã dạy ghita cho hơn một vạn học trò, đa phần trong số họ là những chàng sinh viên. Thầy Trịnh Đình Thi, hiện ở nhà số 18 ngõ Liên Việt (Đống Đa, Hà Nội).

Trong giới sinh viên yêu ghita ở Hà Nội, tên tuổi thầy Thi mù chẳng có gì xa lạ. Cách dạy của thầy rất lạ. Thầy ngồi đối diện với trò. Trước mặt học trò là một bản nhạc  đã được soạn công phu. Trên khuông nhạc, những nốt cơ bản nhất đã được mã hóa rất dễ hiểu. Ví dụ: nốt “mì” ký hiệu là 60, tương ứng với nốt bấm ở dây số 6, ở vị trí số 0 trên cần đàn... Thế rồi thầy hướng dẫn về phách. Tay đi nốt, chân đập vào... chân học trò để giữ nhịp.

Thi thoảng, trong lúc đang dạy thầy lại hứng lên “chạy” một mạch cả bài khiến học sinh ngây ngất. Bản nhạc kết thúc. Tay vẫn đặt im lặng trên phím đàn, thầy không nhúc nhích, ngước đôi mắt lên trần nhà như vẫn lắng nghe.

Tuổi Giáp Thân (sinh năm 1944), thầy Thi được hưởng sự giáo dục đầy đủ bởi gia đình thầy có điều kiện. Bắt đầu làm quen với cây đàn ghita từ năm 13 tuổi, thầy bộc lộ năng khiếu đặc biệt đối với loại nhạc cụ này.

Năm thầy 17 tuổi,  một vụ nổ chất hóa học đã làm thị lực của Thi, vốn đã rất kém, giảm dần. Thầy đi học chữ nổi để “phòng bị”. Năm 22 tuổi, 1966, Trịnh Đình Thi bắt đầu sự nghiệp dạy đàn của mình.

Năm 1968, thầy lập gia đình với một nữ sinh Hà Nội. Một trong ba cô con gái xinh đẹp của vợ chồng thầy là Trịnh Hoài Phương, nữ ca sĩ trong ban nhạc “Đồng hồ báo thức”, từng một thời được sinh viên rất yêu mến.

Nếu coi cuộc đời thầy như một bản nhạc, thì năm 2005 là một “nốt  lặng” trong cuộc đời, khi mà thầy không còn được gần gũi người đã cùng thầy đi qua biết bao gian khó.

 

8.jpg

 

Chuyển soạn nhạc của Tchaikovsky cho ghita

Thầy Thi lục tủ mang ra một quyển nhạc có tiêu đề: “Những bài guitar được yêu thích”. Thầy lật giở đúng ngay trang có bản: “Chèo thuyền” - Nguyên tác Tchaikovsky, Trịnh Đình Thi chuyển soạn.

“Khi tôi bày tỏ ý định chuyển soạn nhạc của Tchaikovsky, không ít người đã cười khẩy. Bởi nhạc phẩm “Chèo thuyền” là được viết cho đàn Balalaika, một nhạc cụ dân tộc của Nga chỉ có 4 dây. Tôi đã phải đọc nhiều tài liệu ngoại ngữ để nắm được bản chất của nhạc cụ này. Rồi phải hiểu văn hóa Nga. Sau đó kết hợp nhuần nhuyễn chất Nga với chất Việt, sao cho người nghe vừa cảm thấy có cả sông Volga chảy róc rách lẫn những tiếng hò ơ thuần Việt”.

Phải mất hơn 4 tháng trời, thầy Thi mới tạm cho ra một bản “demo” cho nhạc phẩm “Chèo thuyền”. Thử đi thử lại, chữa tới chữa lui. Rồi lại lần mò đọc sách ngoại ngữ, ghi lại bằng chữ nổi... Chưa bao giờ thầy “giam mình” trên phím đàn nhiều như thế. Tùy viên văn hóa Nga khi ấy đã phải tấm tắc khen nhạc phẩm chuyển soạn của thầy.

Tiếp theo “Chèo thuyền”, thầy Thi tiếp tục chuyển soạn “Ngôi sao ban chiều” của Tchaikovsky cho ghita. Tác phẩm này cũng thành công ngoài sức tưởng tượng. Trịnh Thi còn được xuất bản hai ca khúc “Anh vẫn hành quân” và “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” chuyển soạn cho đàn ghita. Bản nhạc này sau đó đã được dùng làm giáo trình trong Nhạc viện Hà Nội.

“Tôi được trả nhuận bút cho hai tác phẩm này là 350 đồng, tương đương với 7 tháng lương của một sinh viên mới ra trường thời bấy giờ” – Thầy Thi cười, kể lại.

Tình thầy trò

Trong hơn 40 năm dạy đàn, thầy đã có rất nhiều học trò đang làm việc trong đủ lĩnh vực... không ít những gia đình cả cha và con đều học thầy.

Học trò yêu kính thầy còn bởi thầy yêu thương họ. Nguyễn Việt Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tâm sự. Hồi 2007, quê Phương ở Nghệ An bị lũ quét, tiền trợ cấp của gia đình dành cho Phương ăn học bị “đứt đoạn”, Phương chạy bàn ở một quán bia để kiếm tiền ăn học, và xin thầy Thi cho nghỉ một vài tháng.

 

5.jpg

 

Không ngờ, thầy hỏi cặn kẽ gia cảnh, rồi nhẹ nhàng bảo rằng: “Nếu con vẫn có đủ thời gian và niềm đam mê với cây đàn, thì cứ đến học bình thường. Học phí con có thể trả khi con có tiền, thậm chí ra trường đi làm trả sau cũng được...”. Phương ứa nước mắt, gật đầu.

Và quả thật, lướt qua “bảng giá” học phí nhà thầy, tôi thấy một tháng học mà thầy chỉ lấy có... 60 ngàn đồng. Nghệ sĩ ghita Hải Thoại thường “rêu rao” : “Thằng Thi nó dạy cho vui ấy mà, tiền bạc gì đâu...”.

Một học trò của thầy tâm sự: “Thầy là người thầy đầu tiên mà không xưng là thầy. Học trò toàn gọi “bác” xưng “cháu”. Trước khi dạy, bài nào cũng thế, câu đầu tiên khi kiểm tra bài cũ luôn là: “Không đánh được bài này thì bác không dạy bài tiếp”.

Nhờ thầy nghiêm nên nhiều lúc muốn lười mà chẳng dám, đầu ngón tay đau buốt vẫn cố tập... Nhớ nhất lần thầy dọn đồ chuẩn bị chuyển nhà, 2 cái loa to đùng treo trên trần, thầy tự bắc thang, cởi trần leo lên tháo xuống rồi kêu mình đỡ. Mình đề nghị làm giúp mà thầy nhất quyết không chịu”.

“Trồng cây chuối” để “luyện ngón”

Gặp thầy, chúng tôi vẫn thắc mắc là sao năm nay thầy đã 65 tuổi mà thân thể vẫn rất tráng kiện. Da dẻ hồng hào, giọng nói sang sảng, luôn thường trực nụ cười trên môi.

Nghe tôi thắc mắc, thầy mỉm cười, rồi thầy khẽ chỉnh lại trang phục, bất ngờ... tung người ra giữa nhà làm một động tác... trồng cây chuối rất đẹp. Sau khi học trò chơi xong một bản nhạc dài chừng 5 phút thì thầy mới “hạ chuối”.

Có lẽ cảm nhận được sự bất ngờ pha lẫn... kinh hãi của tôi, thầy Thi lại cười lớn: “Tôi thường xuyên phải tập thể dục, tập Yoga để giữ sức khỏe”. Thầy định nghĩa: “Tập thể dục cũng là một cách giáo dục cơ thể. Học văn hóa, học kiến thức là để giáo dục về trí tuệ, về lối sống. Hai việc này phải luôn luôn gắn liền với nhau, nhất định không thể quên”.

Chị giúp việc trong nhà thầy kể rằng ngày nào cũng vậy, cho dù trời giá lạnh căm căm hay nóng nực đổ mồ hôi, thì thầy vẫn bỏ ra ít nhất ba mươi phút cho việc luyện tập thể dục. Ngoài việc trồng cây chuối từ 5-10 phút, thầy còn luyện Yoga, thậm chí luyện... hiphop (tất nhiên là những động tác phù hợp với cơ thể).

 

Phạm Linh Chi

-->đọc tiếp...

Convert Pdf To Word

Hum nay nhân ngày :- bị trừ 5 điểm vì mtt trong lớp nên cố post 1 bài kiếm ít điểm bù lại ;)) ko lại bảo anh em không đóng góp mà toàn - điểm thì chết =))

cả buổi tối gặp cái file pdf bị điên cứ viết thêm vào chữ nó ngược cả lên :( đau lòng cháu -> không thể làm bài tập được, ngồi cả tối seach các chương trình chuyển toàn cái như shit vì 1 phần nó cho có 3 trang chuyển, có cái thì nó còn cứ bị tắt bụt máy 1 cái mấy lần liền.
vậy giải pháp làm thế nào đây để tránh phải cài thêm chương trình gây nặng và hỏng máy hoặc là các trang trên mạng thường quá cùi :(( mình tìm mãi được 1 trang rất good giúp cho các bạn đổi được ;))

http://www.freepdftoword.org/

rất đơn giản ở mỗi cái chọn nó có hình minh họa ở dưới nên chỉ việc click chuột theo rồi nó ra 1 cái bảng mail, sau đó attack file để gửi cho bọn nó rồi chúng nó chuyển cho =))

điều chú ý là nên lập 1 cái gmail để đi reg các acc lúc nào cần ở các trang nước ngoài không bọn này nó hay có trò spam mail lắm
mình chỉ làm 1 mail để gửi thôi, còn nếu làm mail nhận 1 lần thì hum nào mình dỗi mà thoải mái thì dạy cách làm mailguard của yahoo cho,

thằng nào đọc song mà áp dụng ko thank thì anh cut bird :(
-->đọc tiếp...

Kinh Nghiệm chơi đàn của anh Dũng ĐT

Tớ mò được bài viết này của anh Dũng ĐT dành cho lớp guitar khóa 2 hồi xưa của anh ý ... 
tớ thấy nó rất có ích và cần thiết nên post lên đây cho anh em tham khảo !
"Các chú thân mến. 

Nhằm đẩy nhanh tiến trình học nhạc của các chú, anh sẽ bổ sung thêm những kinh nghiệm cần thiết cho các chú trong chơi nhạc. Mỗi ngày một chút, và các chú nên hỏi ngay nếu không hiểu. Như thế sẽ nhanh hơn.

Kinh nghiệm rất quan trọng trong chơi nhạc, đặc biệt là chơi nhạc cho dân không chuyên. Anh có ông bạn học 14 năm guitar Nhạc viện, kết quả gặp một đứa bình thường nó hát là cứng tay không đánh được. Đơn giản vì bố này ngày này tháng khác tập theo bài, kỹ thuật và hiểu biết rất tốt nhưng kinh nghiệm thì rất ít, do đó gặp tình huống cụ thể là bó tay.

Bằng kinh nghiệm bản thân từ những lần đi chơi nhạc cho quán nước kiếm tiền cho đến những đại nhạc hội hoành tráng cả ngàn người xem, anh sẽ tập trung vào những vấn đề thực tế để bàn bạc, bổ sung thêm cho Đạo chích dạy trên lớp.

Kinh nghiệm đầu tiên: Luôn tự tin vào bản thân mình.

Nghe cái này hơi sáo đúng không? Thực ra nó có căn cứ của nó. Các chú để ý trong tự nhiên, hai con chim họa mi để cạnh nhau, khi một con cất tiếng hót hay hơn, to hơn, lập tức con kia không dám hót. Người ta gọi đó là "chột". Trong giới chơi nhạc, khi gặp cao thủ khác, anh em thường có tâm lý e dè, giả vờ đau tay với viêm họng để thoái thác, người ta gọi là "chột tài".

Ngày trước anh cũng đã rơi vào tình trạng này khá nhiều, sau ngẫm lại thấy mình ngu thật, chơi nhạc là sướng cái thân mình, việc đếch gì phải kìm hãm sự sung sướng đó. Do đó, nếu thấy cần chơi là chơi, thích chơi là chơi, mình có thể chơi chưa hay nhưng mà đố thiên hạ thằng nào chơi giống được mình, chấp nó học 20 năm Nhạc Viện.

Nguyên tắc thứ 2: Sự trên đúng trong nghệ thuật

Trong cuộc sống, công việc, xã hội... người ta hay nói tới từ Đúng, nói chung là cái gì đã Đúng thì coi như đó là chân lý, là căn cứ...

Tuy nhiên trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng còn có khái niệm Trên đúng dành cho những trường hợp "không giống Đúng nhưng lại hay và hiệu quả hơn Đúng".

Tất nhiên, Không giống Đúng có thể là Sai và cũng có thể là Trên Đúng, tuy nhiên theo tổng kết thấy rằng, những nghệ sỹ chỉ chuyên đánh Đúng hoặc cố gắng đánh Đúng (như nhạc công dàn giao hưởng...) thì cơ hội để làm nên Trên đúng rất ít mà chính những người chơi nhạc nghiệp dư, những người hay "chơi Sai" lại dễ có cơ hội làm nên Trên đúng.

Để các chú hiểu hơn khái niệm này, anh lấy ví dụ: Khi các chú nghe Khánh Ly hát, các chú thử lấy đàn ra đệm theo, sẽ có lúc thấy đàn mình và tiếng nhạc lệch nhau. Điều đó chứng tỏ bà Khánh Ly hát "trượt nhịp". Trong âm nhạc "trượt nhịp" là điều tối kỵ, vậy sao mà bà Khánh Ly vẫn được coi là ca sỹ giỏi, đơn giản thôi, bà ấy cố tình hát "trượt nhịp" để bài hát hay hơn, đúng cảm xúc hơn. Như vậy là hát hay hơn "đúng nhịp" hay hơn Đúng. Khánh Ly đi lên từ 1 cô bé chân đất hát trong phòng trà mà hay hơn nhiều ca sỹ học thanh nhạc suốt ngày luyện thanh: "Mì í ì ì bò"

Tất nhiên là bà ấy cố tình, chứ nhạc lý căn bản của bà ấy thì hơi ngon, và đương nhiên là nhịp phách phải cực chuẩn, giống như chúng ta bình thường phải đi ngon, sau đó mới nhảy nhót.

Trong hội họa có Picaso, trước khi ông ta có những bức tranh đếch ai biết chính xác là vẽ gì thì cũng đã có thời ông vẽ tranh theo phong cách tả thật thời kỳ Phục hưng cực ngon.

Với anh em CLB guitar thì nên cố gắng tập cơ bản, sau đó đánh kiểu gì chả thành ...sai, nhưng biết đâu đó, có một lần thành trên đúng. Đời phải biết hy vọng chứ. He he.

Nguyên tắc thứ 3: Chăm chỉ luyện tập, yêu đàn như con, quý dây như máu

Đây là tinh thần cần phải rèn luyện, khi các chú yêu cái gì thì việc đầu tiên là phải biết nâng niu nó. Chơi đàn phải biết quý đàn, gìn giữ nó cẩn thận từ cách dựng dàn, cách đặt đàn, như thế đàn mới ít bị hỏng, tiếng bền.

Thêm vào đó, tỉnh cẩn thận và yêu đàn đó sẽ cho các chú cơ hội được chơi những cây đàn xin hơn do mượn của các anh khác. Họ nhìn các chú biết giữ gìn, cho mượn gì cũng yên tâm.

Chăm chỉ thì đương nhiên rồi, tập nhạc mà không chăm thì vứt. Tập làm hai kiểu, tập tay không và tập đàn thật. Tập tay không thế nào? Thứ nhất là luôn luyện cho các ngón tay linh hoạt bằng cách gãi đùi, ngoáy mũi, cào cấu... Thậm chí khi nằm, tay vẫn có thể múa may cho dẻo. Tiếp đó là tập cổ tay, luôn vẩy cổ tay (như vẩy nước), lúc đầu là tập vẩy nhanh, vẩy đều, sau vẩy đảo tay, cái này nó rất cần cho đệm hát sau này.

Tập với đàn yêu cầu như sau. Thứ nhất là tập bấm đủ các thế tay, sau đó tập chuyển thế tay, chuyển lung tung cho linh hoạt. Tiếp theo là chọn lấy 1 giọng để tập cho quen quãng âm. Các chú chọn lấy 1 điệu sau đó chuyển từ quãng 1 - 6 - 2 - 5 - 1 - 4 - 5 - 1 - 3... giả sử chọn Đô trưởng thì vòng âm chuyển như này C - Am - Dm - G - C - F - G ... Mục đích giúp tai quen với các quãng âm, tính năng, tác dụng từng quãng âm. Sau này các chú đệm những bài mới tinh chưa nghe bao giờ vẫn đánh chặn đầu được.

Nguyên tắc thứ tư: Nghe để mà nhớ, nhớ để mà làm (trích Luyện LX)

Dân chơi nhạc thì một vấn đề tối quan trọng là phải thường xuyên nghe nhạc. Nhạc gì cũng nghe, mà nếu chú nào yêu loại nhạc nào thì chuyên tâm vào mà nghe nhạc đó. Nghe xong tập chơi lại với đàn của mình, sau đó ngấm và phát triển nó. Đôi khi là học mót kiểu đệm của bài này 1 tí, bài kia 1 tý thành 1 chiêu mới "trên Đúng".

Nghe rồi phải biết cảm nhận, người ta vẫn nói nghệ thuật có liên quan đến nhau, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Đinh Tiến Dũng đều là những nhạc sỹ - họa sỹ bởi cả hai môn nghệ thuật này đều chung cái gốc của đầu óc tưởng tượng. Các chú nghe nhạc phải biết nhắm mắt vào mà tưởng tượng, điều đó sẽ cho tâm hồn của các chú một vốn cảm nhận rất phong phú. Sau này khi các chú phối khí cho 1 bài hát, các chú sẽ tưởng tượng được tình cảm của bài hát để phối mạnh, phối nhé, nhanh chậm, tuti.. để bài hát trở nên đẹp nhất, truyền tải được cảm xúc tốt nhất cho người nghe. Đệm hát thêm một chút tinh tế đó thì thật là tuyệt vời, chứ cứ cầm đàn là quất phừng phừng như bổ củi thì khác gì kẻ phàm phu tục tử, đâu xứng với vẻ thanh nhã của CLB Guitar.

Tất cả cố lên, Band nhạc trường đang chờ các chú. Hôm nay thế đã, hỏi gì hỏi ngay.

Chúc vui vẻ và may mắn."
-->đọc tiếp...

thứ 3 ngày 24

   Hôm nay lớp mình học như shit! Cả 2 cô giáo dạy đều hay, nhưng cuối cùng được mấy chữ vào đầu? Bản thân tớ cũng thấy chán học (ai ở trong tình trạng này mà thích học được mới là lạ). Thử hỏi cô giáo còn muốn dạy không?

Thế là nhiều đứa lại mất toi khoảng 200k cho một buổi sáng vô ích. (mỗi slot tiếng Anh của mình khoảng 100k/mạng đấy ạ!). Thôi thì những đứa không biết thương bố mẹ nó thì kệ nó đi. Nhưng mà những đứa có ý thức học cũng bị ảnh hưởng thì mọi người nghĩ gì?

Điều đáng buồn nữa là trong những người phá lớp ngày hôm nay, có những thành viên của TEAM mình. Bọn mình vừa thảo luận "Làm sao để học tốt TopNotch" ngày hôm qua xong. Trong đó mọi người đều nhất trí rằng: "không làm việc riêng, tôn trọng thầy, cô giáo, phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, phải có những phản hồi tích cực khi cần thiết, và góp phần xây dựng môi trường học tích cực...". Thế nhưng biểu hiện hôm nay của TEAM mình như thế nào?

Tớ không muốn phải nói quá nhiều, chắc mọi người cũng đều hiểu. Hy vọng mọi người không để xảy ra tình trạng như hôm nay nữa.

Trừ Vũ, Việt Anh, Việt mỗi người 5 điểm hoạt động để cảnh cáo.
                                                       BE TOGETHER
-->đọc tiếp...

Các Khái Niệm Nhạc Lý Mở đầu


Từ bây h ... mỗi tuần tớ sẽ up một bài giảng về nhạc lý cơ bản để đệm đàn guitar ... lý do mỗi tuần chỉ up một bài là vì muốn mọi người có thời gian để tự học kỹ trước khi chuyển qua phần mới ... cố lên ^^

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Ký hiệu nốt nhạc : Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên :
xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C
3 . Các giá trị của nốt nhạc :














tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :















Ghi chú : đây là các nốt nhạc sắp xếp 1 cách tự nhiên .

4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau :

- Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

- Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một

Hình minh họa :




















5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

5.3 - Dấu bình : http://vietguitar1.free.fr/Icons/dau%20binh`.JPG làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.

- Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc

- dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp

6. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :









6.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.



-->đọc tiếp...

Rhythm of the rain

Đây là bài hát buổi trưa hôm nay tớ cho các cậu nghe ...
các cậu có thể ôn luyện lại bằng cách nghe lại và điền lại vào chỗ trống nhé ...
Cố lên ^^
Listen to the rhythm _____ the falling rain
Telling me just what a fool I've _____
I wish that it _____ go and let me cry in rain
And let me be alone again
The only girl I care about has _____ away
Looking for a _____ new start
But little does she know
That when she left that day
Along with her she _____ my heart
Rain _____ tell me now does that seem fair
For her to steal my heart _____ when she don't care
I can't love _____ when my hearts somewhere far away
The only girl I care about has _____ away
Looking for a _____ new start
But little does she know
That when she left that day
Along with her she _____ my heart

[Instrumental Interlude]
Rain won't _____ tell her that I love her so
Please _____ the sun to set her heart aglow
Rain in her heart and let the love we _____ start to grow
Listen to the rhythm _____ the falling rain
Telling me just what a fool I've _____
I wish that it _____ go and let me cry in rain
And let me be alone again
Oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater
Oh, oh, oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater

Rhythm Of The Rain
Thể hiện: Chưa biết (QT)

-->đọc tiếp...

Hướng dẫn đăng bài trên BE TOGETHER

Blog BE TOGETHER là blog của team Combatants - 1 thành viên của PSG gồm có: Anh PLV, HieuHT, VuNT, AnhND & LamPV. Chỉ những thành viên của TEAM mới có thể đăng bài, nhưng mọi người đều có thể xem blog.

Các bài đăng trên blog về các chủ đề khác nhau cần ghi rõ nhãn bài để tiện tra cứu. Các bài viết cần tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả và nguồn.
Các thể loại đăng trên blog như:
     - English (vocabulary, grammar, skills....)
     - Software
     - Hardware
     - Soft skills (phong cách sống, vĩ nhân, team work, quản lý thời gian...)
     - Âm nhạc (ghi ta, nhạc lý, hát....)
     - Phim (tập trung vào những phim định hướng thẩm mỹ, về mục đích sống, về anh hùng, về những bộ phim nói về tinh thần đồng đội....)
.......(mọi người có thể bổ sung thêm).
(khi đăng bài mọi người phải ghi chính xác nhãn (là một trong các nhãn trên và nhãn mới nếu chưa có)).

Mỗi 1 bài đăng thì tác giả sẽ được tính 1 điểm vào điểm hoạt động của TEAM. Những bài đăng có chất lượng do các thành viên khác bình chọn thì sẽ được thưởng từ 1 đến 3 điểm.

Chúc nhóm mình sẽ giành được nhiều thành công!
BE TOGETHER.
-->đọc tiếp...