Các Khái Niệm Nhạc Lý Mở đầu


Từ bây h ... mỗi tuần tớ sẽ up một bài giảng về nhạc lý cơ bản để đệm đàn guitar ... lý do mỗi tuần chỉ up một bài là vì muốn mọi người có thời gian để tự học kỹ trước khi chuyển qua phần mới ... cố lên ^^

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Ký hiệu nốt nhạc : Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên :
xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C
3 . Các giá trị của nốt nhạc :














tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :















Ghi chú : đây là các nốt nhạc sắp xếp 1 cách tự nhiên .

4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau :

- Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

- Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một

Hình minh họa :




















5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

5.3 - Dấu bình : http://vietguitar1.free.fr/Icons/dau%20binh`.JPG làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.

- Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc

- dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp

6. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :









6.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.



3 nhận xét:

  • Nặc danh

    Hay! Nhưng hơi trìu tượng, phải sớm thực hành hok thì quên mất bài học :D.

  • Hieu HT

    cứ đọc thôi. dần sẽ nhớ. ngay lúc này chưa nhớ hết được đâu.

  • M 2.0

    mấy cái này cứ đọc từ từ mới có thể ngấm dần được ... thực sự là muốn chơi được guitar thì phải hiểu được những nhạc lý cơ bản nhất này ... cái này thì chỉ có thể tự học thôi ^^